country boy comes to town
nygus
(8178) *
#1
|
||||
|
||||
![]()
Trẻ em Việt Nam ở Cambodia và trường lớp (2)
Những làng Việt Nam ở gần Nam Vang, mỗi làng có khoảng từ 400 đến 800 gia đình, mỗi gia đình có khoảng từ 2 đến 7 đứa con. Dân trong làng sống trong những căn nhà chật hẹp xây theo kiểu nhà sàn đóng bằng gỗ cây lợt vách lá. Phần lớn những làng này nằm ở ven sông để dân tiện việc đánh cá. Vì lợi tức không cố định, kiếm ăn ngày được ngày không, đời sống họ là chỉ biết thấy miếng ăn cho hiện tại, không định được cuộc sống ngày mai. Những đứa bé ở trong làng phần lớn không đi học vì nhiều lý do: 1) Con cái của họ sinh ra phần lớn không có khai sinh thành ra không thể vào học trường công được. Làm giấy khai sinh khi đứa trẻ mới sinh ra thì rất dễ nhưng không mấy người chú ý đến, để đến khi đứa trẻ đã lớn thì lại phải trả tiền lệ phí khoảng 50 mỹ kim cho một tờ khai sinh. 2) Những đứa trẻ có thể vào trường công học thì trường lại quá xa, nhà nghèo không đủ trả tiền xe lôi cho con đi học và đối với những bé gái thì lại càng không tiện vì vấn đề an ninh. 3) Dân trong làng phần lớn là mù chữ nên không thể tự dạy cho con em học, nếu mướn được giáo viên thì lại không đủ tiền trả nếu không có được những đoàn thể tôn giáo như nhà thờ, chùa bảo trợ. Có những gia đình không đủ sức đóng cả tiền mướn đất (khoảng 10 mỹ kim một năm) và phải sống cô lập ở trên những cồn nhỏ, con cái không thể đi học trong đất liền. 4) Các em phải ở nhà phụ làm việc nhà hoặc phụ cha mẹ đánh cá, bắt ốc, tôm, làm nghề lao động đóng góp vào lợi tức khiêm tốn của gia đình. 5) Vì phải chật vật kiếm sống, lợi nhuận không cố định ngày có ngày không và chính bản thân những bậc cha mẹ cũng mù chữ thành thử họ không đặt nặng vấn đề giáo dục con em, nhất là các em gái, thành thử các em bé này tương lai cũng rơi vào cùng cảnh đời khốn khổ bị xã hội ngược đãi, bóc lột giống như cha mẹ chúng. + Cũng có một vài làng như làng “kinh tế mới” hay làng Luc-Kang-Am đuợc may mắn có cô giáo từ Việt Nam sang ở cùng trong làng và tình nguyện dạy cho các em nhỏ. Tuy nhiên, trường học lại thiếu thốn về học liệu và sách vở cho các em. Có trường học chỉ là căn nhà tranh của cô giáo, rộng vừa đủ để một cái xập đóng sơ sài bằng những cây gỗ lượm nhặt ngoài đồng, to khoảng bằng cái giường đôi; ban ngày dùng làm chỗ cho 35 em học sinh ngồi học, ban đêm thành chỗ ngủ của cô giáo. Tại làng Ván Ép, ở cách Nam Vang hơn 1 giờ xe chạy chúng tôi được gặp một nhóm khoảng mười em thanh thiếu nữ ở vào lứa 15 đến 18 tuổi, có may mắn được học lên đến cấp hai, các em trai làm nghề sửa khóa, các em gái được nhà thờ trả lương chút đỉnh để dạy học tiếng Miên và tiếng Việt cho các em bé cùng trong làng. Để mừng đón chúng tôi, cô giáo trẻ đã hướng dẫn các em bé múa và hát những bài ca Việt và Miên đón tiếp khách, thật là dễ thương. Khi được hỏi về mơ ước của các thầy cô trẻ này, phần lớn những em gái mơ được thành giáo viên thật sự, một vài em muốn làm y tá hay hướng dẫn viên du lịch, những mơ ước nhỏ bé bình thường. Cũng cùng trong một làng này, có một vài em gái khác cùng lứa tuổi 16, 17 vì nghe lời dụ dỗ đi bán cà phê đã dần dần sa vào con đường không lương thiện. Đặc biệt làng Svay Pak tức là làng cây số 11, cách Nam vang 11 kilô mét. Đây là một trong những nơi nổi tiếng về mãi dâm tại Kampuchia, đã chiếu trong chương trình Dateline vào đầu năm nay. Trong làng toàn là người Việt Nam, vào khoảng ngàn gia đình, phần lớn sống nhờ vào những nghề không lương thiện này. Trên con đường chính của làng, hai bên là những căn nhà gạch hai tầng, nhà nào cũng có cửa sắt đóng kín với khóa mở ở bên ngoài mà chúng tôi được biết là nơi nhốt chứa các em nhỏ dưới tuổi dậy thì, chỉ mở ra khi nào có khách đến để chọn các em. Dọc bên lề đường trước những quán cà phê là những em gái lớn hơn nhưng nhìn vần còn rất trẻ, tuổi khoảng 14 đến 20, mặc quần áo diêm dúa ngồi chờ khách. Đi lần vào những con hẻm phía sau của các nhà lầu này là những mái nhà tranh hay gỗ, sập xệ xây trên những con đường đất lầy lội và đầy rác rưởi. Các em bé gái nhỏ khoảng năm mười tuổi đang chơi nhảy dây hay ngồi ăn trưa trên những căn xập gỗ mà dưới chân thì đầy rác và ruồi. Những em này đã và sẽ là nạn nhân của các ổ chứa trong làng. Những em làm ở đây đều từ Tây Nam Bộ Việt Nam qua hay ở ngay trong làng bị cha mẹ bán để trừ nợ hoặc nuôi sống cho gia đình. Cuối con đường chính của làng có một nhà thờ và một trường mẫu giáo do Soeur Sina, người Miên gốc Việt, thuộc dòng Providence chăm sóc. Nhờ có soeur can thiệp và giúp đỡ, đã có mấy em gái sắp sửa bị lâm vào đường bất chính được cho đi học và cuối tuần theo phụ làm việc từ thiện với các soeur. Trường học mẫu giáo ở ngay bên cạnh nhà thờ đã nhận đến gần 100 em bé nhưng rất là chật vật vì ngân quỹ eo hẹp không đủ để vừa trả lương giáo viên, vừa lo sách vở, học liệu và ăn trưa cho các em hầu khích lệ các gia đình cho con đi học. (Nguồn) |
![]() |
Thread Tools | |
|
|